Trang chủ Tin tứcTin tức Cách nhận biết và điều trị để mụn đá “một đi không trở lại”

Mụn đá – một cái tên lạ nhưng không mới vẫn đang từng ngày khiến chị em phiền não vì rất khó loại bỏ. “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cách nhận biết và điều trị để mụn đá một đi không trở lại.

Mụn đá là gì? Mụn đá có nguy hiểm không? Làm thế nào để trị mụn đá?

1. Mụn đá là mụn gì?

Mụn đá là tên gọi khác của mụn thịt

  • Mụn đá – cái tên lạ nhưng không mới. Thực chất, đây là tên gọi khác của mụn thịt, một dạng u nang lành tính khá nhỏ.
  • Mụn thịt là tình trạng làn da xuất hiện những đốm mụn nổi cộm, không có nhân, sờ có cảm giác cứng như đá. Loại mụn này khiến da sần sùi và sắc tố da bị ảnh hưởng rất nhiều.
  • Các vị trí thường xuất hiện là quanh mắt, quanh viền cổ, ngực, nách, háng, ngấn bụng,… Đây là những nơi có nhiều nếp gấp da thịt hoặc vùng da hay bị chảy mồ hôi.
  • Mụn thịt không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải sớm điều trị dứt điểm nếu không mụn sẽ lan rộng gây mất mĩ quan trầm trọng.

2. Nguyên nhân gây mụn đá

2.1. Rối loạn chuyển hóa

Các chất bã nhờn dưới da tích tụ gây mụn

Rối loạn chuyển hóa ở đây là quá trình chuyển hóa các chất bã nhờn dưới da. Quá trình này không được “trơn tru” do các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, dẫn đến việc dầu nhờn khó thoát ra ngoài. Các tuyến bài tiết dưới da giãn nở khiến lỗ chân lông to, khi tiếp xúc với bụi bẩn sẽ tích tụ. Tạo cơ hội cho các nốt mụn đá ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Tình trạng này thường xuất hiện ở những người có làn da dầu, dễ đổ mồ hôi hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường oi bức.

2.2. Chăm sóc da sai cách

Sử dụng mỹ phẩm nhiều nhưng không tẩy trang kỹ sẽ khiến mụn phát triển và lan rộng

Chăm sóc da sai cách là nguyên nhân gây nên mọi loại mụn. Phải kể đến như: không vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, thường xuyên sử dụng mỹ phẩm hay mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng sau đó không tẩy trang kỹ, dùng quá nhiều loại sản phẩm chăm sóc da “tạp nham” hoặc dùng loại không phù hợp với da,… Về lâu dài, những chất bẩn không được vệ sinh hết sẽ khiến da bị kích ứng, bí bách và nổi mụn.

Nặn mụn sai cách cũng là nguyên nhân khiến mụn càng trở nên trầm trọng hơn. Việc nặn mụn bằng tay hoặc những dụng cụ không được sát trùng khiến cho vi khuẩn xâm nhập, mụn lan rộng hơn. Chưa kể các tế bào da có thể bị tổn thương sẽ để lại sẹo, vết thâm mụn,…

Thêm một lầm tưởng nữa của rất nhiều người, đó là càng rửa mặt nhiều càng tốt. Không hề! Nếu bạn rửa mặt quá nhiều sẽ khiến da bị khô, dễ kích ứng và nổi mụn hơn đấy.

2.3. Chế độ ăn uống

Đồ cay nóng và chất kích thích vừa không tốt cho dáng, vừa gây mụn trên da

Việc ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ sẽ làm giảm quá trình thải nhiệt độc trong cơ thể, gây ra tình trạng nóng trong người, tăng bài tiết chất bã nhờn và gây mụn đá. Điều này thường diễn ra ở độ tuôi thanh thiếu niên, thường xuyên ăn vặt, ăn đồ ăn nhanh nhiều chất béo,… kết hợp với thức khuya, hoạt động không có giờ giấc gây nên tình trạng mụn mọc không điểm soát.

Việc sử dụng thường xuyên các chất kích thích như cafe, rượu, thuốc lá,… cũng khiến mụn “trồi” lên nhanh chóng.

2.4. Di truyền

Mụn đá có thể di truyền

Quá nửa số người bị mụn đá là do gen di truyền. Khoảng di truyền gần, có thể từ bố mẹ hoặc họ hàng.

Theo nghiên cứu khoa học, nếu cả bố và mẹ bị mụn thịt thì đến 80% con cái sẽ di truyền. Nếu một trong hai người xuất hiện tình trạng này thì tỉ lệ di truyền là 50%.

Tuy nhiên, mụn thịt không lây lan chéo từ người này sang người khác.

2.5. Yếu tố môi trường gây nên tình trạng mụn thịt

Thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn tạo điều kiện cho mụn phát triển

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn trở nên nghiêm trọng. Vào mùa hè oi bức da dễ đổ mồ hơi và tiết bã nhờn là điều kiện thuận lợi cho mụn phát triển. Khí hậu quá khô khiến da mất cân bằng ẩm cũng có thể là cội nguồn gây ra mụn.

Mụn đá cũng có thể xuất hiện do thay đổi thời tiết đột ngột khiến da không kịp thích nghi và bị kích ứng.

2.6. Thói quen sinh hoạt

Chăn ga, quần áo không giặt giũ thường xuyên có thể trở thành nơi vi khuẩn trú ngụ

Nếu bạn quá bận rộn hay lười dọn dẹp thì cũng nên vệ sinh ga giường, vỏ gối hay bất cứ vật dụng gì tiếp xúc với da ít nhất một lần mỗi tuần. Có thể bạn không chú ý nhưng điện thoại cũng là một “ổ” tích tụ vi khuẩn khá đáng quan ngại nếu không thường xuyên lau sạch sẽ.

2.7. Stress

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới cân bằng nội tiết

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone trong cơ thể. Thiếu ngủ khiến mức cortisol tăng cao. Từ đó gây ra mụn thịt.

3. Cách điều trị mụn đá

3.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Lối sống lành mạnh sẽ khiến mụn không có cơ hội sinh sôi

  • Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ bằng sữa rửa mặt, nước muối loãng hoặc nước tẩy trang.
  • Tẩy da chết đều đặn 2 lần/ tuần.
  • Chăm chỉ dùng kem chống nắng
  • Không đưa tay lên mặt hay tự ý nặn mụn. Tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây mụn.
  • Hạn chế trang điểm vào vùng da mụn.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ; các chất kích thích như rượu, cafe, thuốc lá;…
  • KHÔNG thức khuya và sử dụng điện thoại, máy tính nhiều trong điều kiện thiếu sáng.
  • Sử dụng các vật dụng bảo vệ da khỏi tác động của môi trường như áo chống nắng, kính râm, khẩu trang.

3.2. Điều trị mụn đá tại nhà

3.2.1. Sử dụng tỏi

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt

Tỏi không chỉ là một loại gia vị nấu ăn rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Với tính kháng khuẩn cao, tỏi còn có khả năng chữa khỏi mụn đá hoặc những loại mụn khác

Cách điều trị mụn đá bằng tỏi:

  • Giã nhuyễn 1 – 2 tép tỏi tươi
  • Vệ sinh vùng da mụn sạch sẽ
  • Đắp trực tiếp lên da và chờ 15 phút để tỏi thẩm thấu qua da
  • Rửa sạch lại với nước ấm
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện nhanh chóng hơn bằng cách cắt đôi tép tỏi và chà lên nốt mụn. Chú ý nhẹ nhàng và không chà quá lâu vì có thể gây mòn da.

Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần. Sau một tháng, bạn sẽ thấy mụn giảm dần và làn da đẹp lên đáng kể.

3.2.2. Sử dụng vỏ chuối

Vỏ chuối có chứa vitamin C và E cùng nhiều dưỡng chất khác giảm sự bùng phát của mụn

Chuối là một loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất. Ăn chuối rất tốt cho da, nhưng ít ai biết rằng vỏ chuối cũng có công dụng trị mụn rất tốt.

Cách điều trị mụn đá bằng vỏ chuối:

  • Chuẩn bị 1 – 2 lát vỏ chuối
  • Chà xát  phần mặt trong của vỏ chuối lên các đốm mụn đá. Bạn cũng có thể thoa khắp mặt để dưỡng trắng.
  • Để da thư giãn trong 20 phút
  • Rửa sạch mặt với nước lạnh.

Việc sử dụng những phương pháp trị mụn tự nhiên như vậy đòi hỏi bạn phải cực kỳ kiên trì mới có tác dụng. Bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu sẵn có khác như lá tía tô, trà xanh, giấm táo,…

3.2.3. Sử dụng thuốc trị mụn

Thuốc trị mụn có tác dụng nhanh chóng hơn nhưng không dứt điểm

Với những trường hợp mụn đá chưa quá phức tạp, bạn có thể sử dụng thuốc trị mụn có thành phần diệu khuẩn hoặc hương liệu tự nhiên có công dụng kháng viêm, tiêu cồi mụn. Giải pháp này khá an toàn và ít để lại sẹo. Khoảng 3 – 7 ngày chân mụn sẽ teo đi và rụng dần.

Những loại thuốc trị mụn này được bán phổ biến tại các tiệm thuốc với giá khá rẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý các thành phần thuốc, nếu không có thể gây dị ứng do không phù hợp với cơ địa.

3.3. Điều trị mụn đá tại bệnh viện thẩm mỹ

Điều trị mụn tại các Bệnh viện thẩm mỹ sẽ cho kết quả tốt hơn và triệt để hơn

Nếu bạn không đủ kiên trì, hoặc tình trạng mụn đá quá nghiêm trọng và bạn muốn điều trị dứt điểm ngay lập tức thì hãy sử dụng liệu trình điều trị mụn tại các Bệnh viện Thẩm mỹ uy tín. Tại đó, các chuyên gia thẩm mỹ sẽ giúp bạn giải quyết những mảng mụn đáng ghét bằng phương pháp, công nghệ và máy móc hiện đại để bạn nhanh chóng lấy lại làn da tươi trẻ và láng mịn.

Xem thêm:

 

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được tất cả những thắc mắc liên quan đến mụn đá và có phương pháp điều trị hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?  
Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan