Trang chủ Tin tức Mụn đỏ ở má do đâu? Cách điều trị mụn đỏ ở má

Nổi mụn đỏ ở má là tình trạng xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là ở nữ giới. Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng tình trạng này gây khó chịu, mất thẩm mỹ và giảm sự tự tin của phái đẹp. Nếu bạn đang khổ sở vì mụn đỏ ở má, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đập tan nỗi lo đó. Hãy cùng Học viện Thẩm mỹ Quốc tế SCI khám phá tần tần tật những nguyên nhân và cách điều trị nhé!

 

Mụn đỏ ở má do đâu? Cách điều trị mụn đỏ ở má

1. Nguyên nhân gây mụn đỏ ở má

Mụn đỏ ở má là tình trạng không hiếm gặp. Biểu hiện là những nốt đỏ hoặc mụn đỏ rải rác hai bên má. Tình trạng mụn này không nguy hại cho sức khỏe nhưng sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ. Căn nguyên của mụn đỏ ở má phải kể đến như:

1.1. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn

Lỗ chân lông tắc nghẽn là nguồn cơn của mọi loại mụn

Hiện tượng lỗ chân lông bị tắc nghẽn xảy ra khi nang lông bị lượng lớn chất nhờn, bụi bẩn và tế bào chết bít kín dẫn đến viêm. Từ đó gây ra tình trạng mụn trứng cá. Ở mức độ nhẹ, mụn chỉ là những đốm nhỏ li ti như mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Nếu không được chữa trị kịp thời, mụn sẽ phát triển thành thể nặng như mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc.

1.2. Dị ứng mỹ phẩm

Trong mỹ phẩm có chứa rất nhiều thành phần hóa học có thể gây kích ứng dav

Trong mỹ phẩm có chứa rất nhiều thành phần hóa học có thể gây kích ứng đối với da nhạy cảm. Ở mức độ nhẹ, da mặt bạn sẽ nổi những nốt mụn cám li ti hai bên má, kèm theo đó có thể là nóng rát, sưng ngứa. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sử dụng mỹ phẩm. Khi có những biểu hiện này bạn phải ngay lập tức ngừng dùng loại mỹ phẩm đó. Và đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

1.3. Không vệ sinh da mặt sạch sẽ

Da mặt tích tụ bụi bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn đỏ ở má phát triển

Việc không vệ sinh da sạch sẽ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vi khuẩn gây mụn có cơ hội sinh sôi và xâm nhập vào lỗ chân lông. Da mặt không được làm sạch hằng ngày sẽ nhanh bị lão hóa, chảy xệ, tàn nhang và nổi mụn.

1.4. Thay đổi hormone

Mụn rất nhạy cảm với sự thay đổi của hormone

Thay đổi hormone là hiện tượng xảy ra trong thời kỳ dậy thì, mang thai hoặc kỳ kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố khiến các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn. Dầu nhờn tiết ra nhiều và nóng trong người khiến da trở nên nhạy cảm và dễ nổi mụn.

1.5. Dị ứng thời tiết

Mụn do dị ứng thời tiết không thể điều trị dứt điểm do cơ địa

Tình trạng nổi mụn ở má có thể do dị ứng thời tiết. Xuất phát từ việc rối loạn hệ miễn dịch, cơ thể sẽ sản sinh ra hàng loạt các tế bào bạch cầu để chống lại kích ứng của môi trường. Nếu do nguyên nhân này, mụn sẽ tự động lặn khi hết dị ứng. Tuy nhiên, việc chữa trị dứt điểm là không thể vì nó liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người.

1.6. Bệnh gan hoặc phổi

Các vấn đề về gan và phổi khi mắc phải sẽ biểu hiện ngay lên má, tiêu biểu là nổi mụn ở má.

Mụn xuất hiện nhiều ở má phải là biểu hiện của việc phổi đang gặp vấn đề bất thường. Bạn đang ho, cảm, đau họng hoặc viêm phổi. Còn nếu mụn xuất hiện nhiều ở má trái thì có thể chức năng gan của bạn bị suy yếu khiến hoạt động đào thải độc tố gặp trục trặc. Vì vậy, bạn nên chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của mình và tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ ngay nếu cần thiết.

1.7. Do thói quen sờ và nặn mụn trên má

Tay có chứa nhiều vi khuẩn có thể làm mụn bị nhiễm trùng nặng hơn

Bạn có biết trên tay mình có hàng triệu con vi khuẩn có thể gây hại cho da mặt của mình không? Việc đưa tay lên sờ má hay nặn mụn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, mụn nổi nhiều hơn và tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.

2. Cách trị mụn đỏ ở má bằng công thức tự nhiên

Mụn đỏ ở má nếu ở thể nhẹ hoàn toàn có thể điều trị bằng những nguyên liệu tự nhiên. Những nguyên liệu này hoàn toàn thân thiện với làn da. Khi kiên t

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?  
Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan