Trang chủ Tin tứcSpa Tâm Sự Nghề Spa: Góc khuất phía sau vỏ bọc hào nhoáng

Dưới góc nhìn của nhiều người, spa là một nghề gắn liền với vẻ đẹp và sự nhàn hạ. Nhưng ít ai biết rằng, tâm sự nghề spa cũng nặng gánh và trăn trở không kém các công việc thông thường. Đâu là những góc khuất phía sau một kỹ thuật viên spa? Học viện SCI sẽ giúp bạn “khai mở” những điều còn giấu kín.

1. Tâm sự nghề spa – Những sai lầm khi mới bắt đầu học nghề

Trước nhu cầu làm đẹp tăng vọt của xã hội, spa trở thành một nghề tiềm năng nhờ mức lương lý tưởng, công việc không nặng nhọc và linh động về thời gian. Nhưng không thành công nào trải sẵn hoa hồng, chặng đường học nghề spa luôn rải đầy “rào cản” và chông gai.

1.1. Đi xin học việc miễn phí là sai lầm

Sai lầm đầu tiên khi “chạm ngõ” nghề spa là học viên xin học việc miễn phí. Họ thường nghĩ rằng đây sẽ là cách giúp mình tiếp cận công việc nhanh nhất, dễ học hỏi các bí quyết và đặc biệt là không tốn tiền. Tuy nhiên, 80% học viên đi theo ‘lối mòn” này đều không thành công.

Lý giải cho thực trạng trạng trên, chính các học viên đã chia sẻ rằng họ bận phụ việc vặt nhiều hơn là học tập. Nhất là ở những spa lớn với lượng khách hàng đông đảo, hầu như nhân viên không có thời gian để hướng dẫn hoặc “take care” các học viên mới.

Một số trường hợp khác có được chỉ bảo nhưng không triệt để. Các bài học thường đứt đoạn và không có sự bài bản về giáo trình. Kết quả là học viên vừa mệt mỏi vì bị sai vặt liên tục, vừa thiếu hụt kiến thức – kỹ năng trầm trọng.

Lời khuyên cho các newbie trước khi vào nghề spa là hãy đăng ký một khóa học chuyên nghiệp và có giảng viên đi kèm. Đây là tiền đề vững chắc giúp bạn tự tin làm nghề trong tương lai.

1.2. Xinh đẹp mới nên theo học nghề Spa

Một “ngộ nhận” kinh điển của nhiều học viện là chỉ những ai xinh đẹp mới nên theo nghề spa. Điều này hoàn toàn phiến diện và gây ra những định kiến về công việc này.

Không thể phủ nhận spa là một nghề liên quan đến cái đẹp, song nó đòi hỏi kỹ năng tốt, thái độ tốt hơn là một diện mạo tốt. Thứ mà KTV spa chinh phục khách hàng là “tay nghề” chứ không phải khuôn mặt xinh đẹp.

Hơn nữa, nhằm đảm bảo vệ sinh thì 100% spa đều quy định nhân viên phải đeo khẩu trang khi làm đẹp cho khách. Bạn chỉ cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, giữ vệ sinh sạch sẽ (cụ thể ở đôi tay) là đủ điều kiện ứng tuyển nghề spa rồi.

1.3. Nghề Spa sẽ hái ra tiền

Không phủ nhận KTV spa là một nghề có thu nhập tốt song nó chỉ dừng lại ở mức ổn định mà thôi. Tùy vào mỗi spa sẽ có quy định lương cứng + thưởng khác nhau song nó không thể “hái ra tiền” như nhiều người lầm tưởng.

Để đạt ngưỡng hàng chục triệu đồng/tháng, nhân viên đó phải có trình độ vượt bậc, phụ trách chăm sóc sắc đẹp cho người nổi tiếng. Ngoài ra, tiền tips tại spa cũng ở mức trung bình và lâu lâu mới có một lần.

1.4. Con trai không phù hợp để học ngành Spa

Spa là công việc liên quan đến hình thể và sắc vóc nên ai cũng cho rằng nó sẽ thích hợp với nữ hơn nam. Ngược lại, phái mạnh lại là đối tượng cực thích hợp với công việc này.

So với các chị em, nhân viên spa nam có sức khỏe tốt hơn, dẻo dai hơn và tâm lý ổn định hơn. Vì thế, các bạn nam nếu đam mê thì đừng ngại “thử nghiệm” nhé.

Mặt khác, nhu cầu làm đẹp ở nam giới cũng ngày một tăng cao nên rất nhiều spa “chiêu mộ” đội ngũ KTV nam để phục vụ nhóm đối tượng này

2. Tâm sự nghề spa – Thời điểm đi làm và kinh doanh

Nghề spa đâu chỉ có những khó khăn lúc mới học nghề, khi bạn chính thức đi làm và bắt đầu có những ý tưởng sẽ phải “đương đầu” với những áp lực vô hình khác.

2.1. Định kiến về nghề Spa không tốt tại 1 số vùng miền

Dù đã bước sang thế kỷ 21 song nghề spa vẫn phải chịu cái nhìn không tốt của mọi người. Tại một số vùng miền ở Việt Nam, điển hình là miền núi và nông thôn thì người làm nghề spa thường bị gắn mác không đứng đắn. Thậm chí, họ bị xúc phạm, dẻ bỉu và phải giấu diếm về nghề nghiệp của mình.

Sự “coi rẻ” càng nặng nề hơn đối với nữ giới làm spa. Họ thường bị “đánh đồng” với những cô gái ăn chơi, không đoan chính dưới đáy xã hội. Tuy đã có những chuyển biến rõ rệt về tư tưởng song “định kiến” vẫn là áp lực rất lớn của một nhân viên spa.

2.2. Làm spa nhàn hạ, sang trọng nhưng lương cao

Không chỉ chịu những áp lực từ thuần phong mỹ tục, nhiều người luôn nghĩ nghề spa nhàn hạ, sang trọng nhưng lương cao. Bạn cần chấm dứt ngay suy nghĩ này bởi để kiếm được đồng tiền, nhân viên spa cũng phải vất vả như bao người lao động khác.

Ưu điểm của nghề spa là môi trường làm việc sạch sẽ, giàu tính thẩm mỹ nhưng phải thuận theo ý muốn, cảm xúc của khách hàng.

Nhiều nhân viên spa chia sẻ họ phải biết cách “nhìn mặt đoán ý”, lúc KH vui thì nên nói gì, KH buồn thì nên tránh làm gì. Nếu thẳng thắn so sánh, lao lực tinh thần mệt mỏi hơn rất nhiều so với lao lực chân tay.

Hơn thế, nhân viên spa sẽ không được quây quần bên gia đình trong những ngày nghỉ hoặc các dịp lễ. Spa thường đông nhất vào thứ 7 và chủ nhật, vì tự do về mặt thời gian nên nó không thích hợp với những ai muốn làm hành chính, những người có con nhỏ hoặc bận bịu việc nhà.

2.3. Mở spa vội vàng khi chưa đủ kiến thức

Với những muốn sở hữu một spa cho riêng thì không nên vội vàng mở quán khi chưa đủ kiến thức, kỹ năng và sự khảo sát ban đầu. Làm chủ một spa thì dễ nhưng việc vận hành, duy trì hoạt động, thu hồi vốn mới là điều khó khăn.

Các tiêu chí để mở một spa có “triển vọng” và kỹ thuật tốt, thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên chất lượng. Khi đảm bảo cả ba yếu tố này, bạn mới nên bắt tay vào mở spa.

Đặt trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh giữa các spa với nhau là vô cùng khốc liệt. Nếu bạn làm việc một cách tùy hứng và không tính toán chu toàn, rất khó để spa của bạn trụ vững trên thị trường.

2.4. Sai lầm về làm Marketing cho nghề Spa

Muốn dịch vụ spa của bạn tiếp cận được với người tiêu dùng thì marketing chính là “cần câu cơm” đắc lực. Tuy vậy, marketing cho nghề spa cần mang lại “những giá trị thực” chứ không đơn thuần là chạy quảng cáo, mua bài PR hoặc đưa ra những CTKM siêu shock.

Điều cốt lõi nhất của Marketing spa là phải thể hiện: dịch vụ của bạn có lợi gì cho khách hàng? Nó mang những ưu điểm nổi bật nào mà các nơi khác không có? Sức hút của spa đến từ đâu?

Nên quy hoạch sự phát triển của spa theo hướng làm đẹp hiện đại gắn với an toàn sức khỏe. Khách hàng ngày nay có đủ nhận thức để chọn ra những spa chất lượng, quy trình phục vụ chuyên nghiệp và hơn hết là không gây tổn hại đến cơ thể.

3. Những tâm sự của học viên SCI khi làm nghề Spa

Cùng lắng nghe những tâm sự của học viên SCI đã và đang làm nghề spa để có cái nhìn toàn diện nhất.

3.1. Chị Trần Thị Trang (26 tuổi, Nam Định)

“Mình làm nghề spa đến nay đã được 4 năm và không hối hận khi lựa chọn công việc này. Ban đầu mới theo nghề mình dại lắm, xin học việc tại một spa lớn với mong muốn “học lỏm” bí kíp hành nghề. Bí kíp chưa thấy đâu mà chỉ thấy suốt ngày bị sai vặt, hết giặt khăn, rửa dụng cụ rồi lại lau dọn sàn nhà.

Mình mệt quá nên xin nghỉ và đăng ký một khóa học tại SCI Academy. Ở đây mình được học bài bản từ lý thuyết đến kỹ năng, thực hành thường xuyên và được các thầy cô hướng dẫn tận tình. Khuyên các bạn muốn theo nghề spa thì nên học lớp tử tế, có giảng viên sau đó mới xin vào các spa nhé.”

3.2. Anh Hoàng Anh Quân (29 tuổi, Hà Nội)

“Theo nghề spa được 9 năm tôi đã nhận ra công việc này không hề hào nhoáng như mọi người vẫn tưởng tượng. Thứ nhất, nghề spa có thu nhập tốt nhưng không phải tháng nào cũng giống nhau, đông khách thì doanh số cao, không có khách thì cả chủ lẫn nhân viên đều nghèo. Công việc đòi hỏi tính nhẫn nại cực lớn nếu bạn gặp các khách hàng khó tính.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nghề spa là một môi trường rèn luyện đáng để bạn thử nghiệm. Không chỉ nâng cao tay nghề theo thời gian, bạn sẽ học được cách ứng xử, giao tiếp sao cho đúng nhất.

Từ một người nhút nhát, vụng về, bây giờ tôi đã tự tin trò chuyện, tâm sự cùng khách hàng và có những mối quan hệ giúp ích cho bản thân. Không có nghề nào khó, chỉ cần bạn mạnh dạn và không bỏ cuộc.”

3.3. Chị Đặng Ngọc Hà (28 tuổi, Quảng Bình)

“Áp lực lớn nhất của mình khi làm nghề spa chính là sự phản đối của bố mẹ và ánh mắt dò xét của những người xung quanh. Khoảng 1 năm đầu làm nghề, mình không dám nói với ai về công việc và luôn né tránh các câu hỏi từ gia đình. Khi bố mẹ biết được sự thật, họ yêu cầu mình bỏ việc và tìm kiếm một nghề “đứng đắn” hơn.

Tính mình vốn bướng bỉnh nên không nghe bất kỳ ai, mình tiếp tục vừa đi làm, vừa tham gia một khóa học spa học viện SCI. Khi đủ kiến thức và có một số vốn, mình quyết định mở một spa nho nhỏ để hiện thực hóa ước mơ.

Nhờ có những tư vấn kinh doanh và định hướng Marketing spa từ SCI, spa của mình đã dần đi vào ổn định và bắt đầu có lãi. Gia đình cũng bớt khắt khe hơn với công việc của mình và dần dần chấp thuận. Cảm ơn học viện SCI đã cho mình những kiến thức quý báu để vững vàng hơn trên con đường lập nghiệp.”

Qua những tâm sự nghề spa trong bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã phần nào thấu hiểu và đồng cảm hơn với công việc tưởng như “nhạy cảm” này. Spa là một nghề chân chính trong xã hội, đem lại vẻ đẹp – sức khỏe – sắc vóc cho mọi người vì thế, bạn hãy tự hào khi trở thành một KTV spa nhé. 

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?  
Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan