Trang chủ Kinh Nghiệm Làm Đẹp Tổng hợp 6 cách chữa đau mắt đỏ tại nhà nhanh khỏi và hiệu quả nhất

Tổng hợp 6 cách chữa đau mắt đỏ tại nhà nhanh khỏi và hiệu quả nhất

bởi Hana Nguyen
360 lượt xem

Mọi độ tuổi đều có thể mắc phải bệnh đau mắt đỏ. Khi mắc phải, người bệnh sẽ thấy khó chịu và đau nhức mắt. Tuy đây không phải một bệnh nghiêm trọng và dễ khỏi trong vòng từ 7 – 10 ngày, nhưng nếu biết được những cách tự chữa trị dưới đây, bạn sẽ đẩy nhanh được quá trình phục hồi của bản thân và có đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Nhậm Mắt Hay Đau Mắt Đỏ Là Gì

Đây là cách gọi chung của hiện tượng mắt chuyển sang màu đỏ, đau nhức, ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên không phải lúc nào mắt chuyển sang màu đỏ cũng là một dạng bệnh lý, đôi khi chỉ do màu của kính áp tròng mà thôi. Nhìn chung, đau mắt đỏ thường vì những lý do sau:

  • Bị mụn lẹo
  • Xuất huyết kết mạc hoặc vỡ mạch máu ở phần tròng mắt trắng
  • Viêm niệu đạo, viêm mí mắt

Thông thường khi bị nhậm mắt, phần lòng trắng chỉ xuất hiện một số mạch máu lớn màu đỏ hoặc hồng, đôi khi cả phần lòng trắng đều chuyển màu đỏ. Tuy nhiên, việc bị đỏ mắt đôi khi còn do những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm hơn như viêm màng bồ đào hoặc viêm cườm nước. Nếu tình trạng mắt càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn, bạn nên lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Hướng Dẫn Trị Đau Mắt Đỏ Tại Nhà

Có rất nhiều cách để bạn có thể sử dụng để điều trị đau mắt đỏ nhưng tùy theo tình trạng bệnh và tình hình của bạn mà lựa chọn cho phù hợp. Dưới đây là 3 cách trị đau mắt đỏ nhanh nhất mà bạn có thể làm tại nhà để điều trị tức thời:

Chườm Lạnh/Nóng Cho Vùng Mắt

Khi bị đau mắt đỏ, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ngứa ngáy. Để làm thuyên giảm triệu chứng này, bạn hãy áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh lên mắt.

Vật dụng cần chuẩn bị là khăn bông mềm, sạch, đem nhúng vào nước mát/nước đá hoặc nước nóng. Lưu ý là da mắt khá nhạy cảm nên bạn cần kiểm tra kĩ nhiệt độ của khăn trước khi chườm để vừa đảm bảo cho da, vừa phát huy được hiệu quả.

Chườm mắt nóng hoặc lạnh

Chườm mắt nóng hoặc lạnh

Vệ Sinh Mắt Với Nước Muối Sinh Lý

Để nhậm mắt nhanh khỏi thì người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng mắt. Dung dịch khuyên dùng trong trường hợp này là nước muối sinh lý, bạn có thể pha loãng hoặc sử dụng trực tiếp để rửa mắt. Điều cần lưu ý là bạn nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thực hiện quá trình này. Đặc biệt nếu bạn chỉ bị đau một bên mắt, bạn cần khéo léo để tránh lây sang cho bên mắt còn lại.

Sử Dụng Thuốc Nhỏ Mắt

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt thường có tác dụng rửa mắt nhẹ nhàng, làm sạch và giữ độ ẩm cho mắt. Nếu bị khô mắt, bạn nên làm quen với việc sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt trong quá trình chăm sóc hàng ngày cho đôi mắt của mình. Nếu thuốc nhỏ mắt bạn dùng được hướng dẫn sử dụng ở nhiệt độ thấp, bạn nên làm lạnh chai thuốc bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản trước khi dùng.

Làm Sao Để Trị Dứt Điểm Đau Mắt Đỏ

Thông thường một người sẽ ít khi gặp phải trường hợp đau mắt đỏ. Nếu bạn thường xuyên mắc phải bệnh lý này thì ngoài các biện pháp tức thời đã nêu trên, bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức để có thể ngăn ngừa chứng bệnh này lâu dài.

Thường Xuyên Thay Mới Kính Áp Tròng

Nếu bạn là người thường xuyên phải sử dụng lens và gắn liền với bệnh nhậm mắt thì bạn cần xem xét lại cặp lens của mình, đó rất có thể chính là nguyên nhân dẫn đến vấn đề bệnh lý của bạn đó.

Trong kính áp tròng có thêm thành phần protein, nếu không bảo quản và vệ sinh cẩn thận thì rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và từ đó làm hại cho mắt bạn. Một số loại kính áp tròng cứng cũng có thể gây ra kích ứng với những đôi mắt nhạy cảm. Nếu bạn đã thay lens mới hoặc đang sử dụng loại lens quen thuộc mà vẫn bị đau mắt đỏ thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay nhé.

Ngoài ra, nước ngâm kính áp tròng cũng có thể là thủ phạm của bệnh nhậm mắt. Không phải bất cứ loại nước ngâm kính nào cũng phù hợp với cặp lens của bạn. Một số thành phần trong nước ngâm không phù hợp với chất liệu kính. Vì vậy khi sử dụng kính áp tròng, bạn nên lựa chọn đồng bộ các loại dụng cụ, dung dịch đi kèm để đảm bảo chúng phù hợp nhất với cặp lens của mình.

Bổ Sung Chất Dinh Dưỡng Cho Cơ Thể

Mắt bị đỏ có thể đến từ việc cơ thể bạn thiếu hụt lượng nước cần thiết. Thông thường, bạn nên uống khoảng 8 ly nước (tương đương 1.5 – 2 lít nước) mỗi ngày để đảm bảo cơ thể có đủ lượng nước cần thiết, duy trì tốt hệ thống tuần hoàn và trao đổi chất.

Các loại thực phẩm giàu chất béo Omega - 3

Các loại thực phẩm giàu chất béo Omega – 3

Thêm vào đó, nếu chế độ ăn thiếu cân bằng, không khoa học, chỉ tập trung tiêu thụ các thực phẩm đã qua chế biến, đồ ăn sẵn, bơ sữa với số lượng lớn có thể khiến bệnh nhậm mắt trầm trọng hơn. Lý do là cơ thể bạn thiếu hụt các chất xơ, chất khoáng, chất kháng viêm. Để cân đối lại, bạn nên tiêu thụ thêm các thực phẩm giàu axit béo Omega – 3 như cá hồi, các loại hạt.

Đảm Bảo Môi Trường Sống Xanh Sạch

Môi trường sống cũng tác động nhiều đến các bệnh lý về mắt của bạn. Không khí quá ô nhiễm, có nhiều khói bụi có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh đau mắt đỏ. Độ ẩm quá cao, nhiều gió hoặc độ ẩm quá thấp cũng là tác nhân gây ra nhậm mắt. Bạn nên thay đổi môi trường để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mình. Nếu không thể thay đổi nơi ở, bạn hãy cân nhắc đến các biện pháp bảo hộ như đeo kính chắn nắng, gió, bụi mỗi khi ra đường và vệ sinh nhà ở, phòng ngủ sạch sẽ.

Các Lưu Ý Cần Nắm Khi Điều Trị Nhậm Mắt

Đau mắt đỏ hay nhậm mắt không phải là một bệnh khó chữa. Tuy nhiên nếu bạn sai sót trong khâu sơ cứu hoặc điều trị không đúng cách có thể khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Hãy ghi nhớ các lưu ý dưới đây để luôn có một đôi mắt sáng khỏe nhé.

Đừng Lạm Dụng Các Loại Thuốc Nhỏ Mắt, Thuốc Kháng Sinh

Lạm dụng bất kì một loại thuốc nào cũng là điều cần tránh. Để bệnh tình nhanh hồi phục, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng sinh, bạn nên dùng đúng liều lượng. Việc lạm dụng thuốc có thể khiến mắt bạn bị khô, mờ mắt và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tìm Hiểu Kĩ Về Các Bài Thuốc Dân Gian Trước Khi Áp Dụng

Nếu bạn chọn đông y để điều trị cho bệnh đau mắt đỏ của bản thân, bạn hãy đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, được cấp phép của Bộ Y Tế để khám chữa bệnh và đặc biệt tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ tại đó. Bạn tuyệt đối không nên tự ý đắp hay xông mắt bằng các bài thuốc dân gian vì có thể dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm và sẽ khiến bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Hạn Chế Nhìn Màn Hình Máy Tính, Điện Thoại Quá Lâu

Khi mắt bạn gặp vấn đề bệnh lý, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động. Ánh sáng xanh từ những loại vật dụng này sẽ khiến mắt bạn mệt mỏi hơn, lâu hồi phục, tình trạng có thể tăng nặng hơn.

Trang Bị Kính, Khẩu Trang

Việc đeo kính, trang bị khẩu trang khi ra ngoài sẽ tránh cho mắt bạn tiếp xúc với khói bụi. Khi đôi mắt đang yếu, việc bảo vệ này càng trở nên cần thiết. Nếu bạn giữ được cho mắt sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập thêm thì bệnh tình sẽ ngày càng nhanh hồi phục.

Tuyệt Đối Không Dùng Mỹ Phẩm, Kính Áp Tròng Khi Đau Mắt Đỏ

Khi bị bệnh đau mắt đỏ, đôi mắt bạn cần được giữ gìn đặc biệt. Kính áp tròng sẽ khiến niêm mạc mắt đang bị tổn thương thiếu oxy, khó có thể phục hồi, thậm chí tình hình bệnh ngày càng trầm trọng. Tương tự như vậy, việc trang điểm, sử dụng mỹ phẩm khi mắt đang đau sẽ khiến tình hình viêm nhiễm không thể kiểm soát được, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dấu Hiệu Bạn Cần Gặp Bác Sĩ Ngay Lập Tức

Nếu bạn bị đau mắt đỏ, đã sơ cứu qua mà bệnh tình không thuyên giảm sau thời gian ngắn thì nên đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Hãy chú ý các dấu hiệu sau như thấy mắt đục ngầu, đỏ, tầm nhìn bị giảm sút, dịch nhầy ở hốc mắt… Nếu dấu hiệu ngày càng trầm trọng thì có thể bạn không mắc đau mắt đỏ dạng nhẹ. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhanh chóng.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị đau mắt đỏ do virus gây ra, đã sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mắt và các biện pháp điều trị tại nhà nhưng 24h sau vẫn không hiệu quả thì nên đi khám.

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?  
Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan

Hãy để lại bình luận của bạn