Trong số các loại da thì da dầu thường xuyên gặp nhiều vấn đề đau đầu nhất. Những người sở hữu loại da này nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến nhiều tình trạng dở khóc dở cười. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về da dầu và các bước skincare cho da dầu đơn giản mà hiệu quả sau nhé.
Nội dung bài viết
Tìm Hiểu Về Da Dầu
Làn da của chúng ta thường sẽ chia thành ba loại chính: da khô, da dầu và da hỗn hợp. Để có được phương pháp chăm sóc da chính xác nhất, giúp bạn tự tin hơn về vẻ bề ngoại, bạn nên dành một chút thời gian để hiểu hơn về làn da dầu của mình.
Da Dầu Là Gì?
Da dầu hay còn gọi là da nhờn. Người sở hữu loại da này thường hay xuất hiện lớp bã nhờn trên da, gây ra tình trạng bóng dầu. Vùng chữ T gồm trán và mũi là vùng thường xuyên xuất hiện nhiều dầu nhất.

Da dầu dễ bị mụn nhưng cũng chậm lão hóa
Ưu điểm của da dầu là tình trạng lão hóa xảy ra chậm hơn so với các loại da khác. Lớp dầu tự nhiên trên da nhiều hơn thông thường giúp hạn chế hình thành các nếp nhăn, giữ cho da không bị mất độ ẩm quá nhiều, thậm chí giúp da trông sáng bóng hơn.
Tuy nhiên rắc rối mà da dầu mang lại nhiều hơn là ưu điểm của nó. Những người sở hữu da dầu thường có lỗ chân lông to, dễ bị các loại mụn gây sưng đau, mất thẩm mỹ, làm giảm độ tự tin của bạn trong cuộc sống thường ngày.
Cách Xác Định Tình Trạng Da Của Bạn
Làn da bạn được chia ra thành nhiều loại khác nhau. Để biết được tình trạng da của mình như thế nào, bạn có thể tham khảo những bước sau:
- Rửa mặt bằng nước sạch thông thường
- Lau khô nhẹ nhàng và vỗ nhẹ lên da đến khi hoàn toàn khô ráo
- Đợi khoảng 30 phút, dùng giấy thấm dầu kiểm tra lượng dầu ở các vị trí khác nhau của gương mặt (trán, mũi, má, cằm)

Dùng giấy thấm dầu để kiểm tra lượng dầu trên da
Kết quả sau khi kiểm tra giấy thấm dầu sẽ cho biết da bạn thuộc cấp độ nào như bên dưới:
- Da dầu (da nhờn): Nhiều vị trí trên mặt đều tiết nhiều dầu, giấy thấm trở nên bóng hơn
- Da khô ít dầu, thiếu ẩm: Giấy thấm được rất ít hoặc không có dầu
- Da hỗn hợp: Chỉ có vùng chữ T trên mặt dính dầu, những vùng còn lại như má và cằm dính ít dầu hoặc khô ráo
Phân Biệt Các Tình Trạng Da Dầu
Nếu như da khô chỉ có một mức độ khô thì da dầu lại hoàn toàn khác biệt. Được ví là loại da đỏng đảnh, khó chiều nhất, nếu bạn sở hữu da dầu, bạn nên chú ý xem tình trạng da mình ở mức nào để có cách chăm sóc phù hợp.
Da dầu hiện nay được phân chia thành ba loại chính là:
- Da dầu không bài tiết ra được: Những người có loại da ở mức độ này thường bài tiết nhiều hơn nhưng lỗ chân lông bị bít tắc nhanh khiến da không đổ nhiều dầu gây bóng nhờn. Bề mặt da thường sần sùi, nhiều đốm đen, sờ thấy cứng như mụn.
- Da dầu bài tiết thái quá: Loại da dầu này dễ nhận biết nhất vì bề mặt rất dễ đổ dầu, bóng nhờn thường xuyên, lỗ chân lông to có thể thấy rõ bằng mắt thường, hay nổi mụn trứng cá.
- Da dầu do thiếu nước, thiếu ẩm: Nhiều người hiện nay không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể khiến làn da chuyển sang cơ chế tự động tiết nhiều dầu để tăng cường độ ẩm. Làn da dầu kiểu này thường thiếu sức sống, dễ bị lão hóa nếu không kịp thời chăm sóc.
Nguyên Nhân Khiến Da Dầu, Mụn
Để có được phương pháp chăm sóc làn da đúng đắn nhất, bạn nên tìm hiểu ngọn nguồn nguyên nhân gây ra tình trạng da của mình. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới làn da dầu, mụn.
- Skincare sai cách: Rất nhiều người mắc phải sai lầm này khiến tình trạng da ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Để có thể kiểm soát được quá trình điều tiết dầu trên da, bạn nên chọn đúng loại mỹ phẩm chăm da phù hợp, loại bỏ các tác nhân gây kích ứng.
- Chế độ ăn uống mất cân bằng: Nếu bạn ăn quá nhiều đồ chiên rán, cay nóng, không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, tình trạng tiết dầu trên da sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Những ảnh hưởng bên trong cơ thể đến nội tiết tố cũng làm da dầu khó kiểm soát hơn. Những bạn đến tuổi dậy thì, cả nam và nữ đều tiết nhiều dầu trên da hơn thông thường nên rất dễ bị mụn. Phụ nữ ở thời kỳ tiền và mãn kinh cũng dễ bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến thừa dầu trên da. Tuy nhiên sau 35 tuổi, những người da dầu thường sẽ hay gặp tình trạng khô nẻ hơn.
- Căng thẳng do học tập, công việc: Việc bạn thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng trong lúc làm việc, học tập khiến tình trạng bài tiết bã nhờn trên da khó kiểm soát, da có thể xuống cấp và dễ lão hóa.
- Do gen di truyền hoặc bị tác động bởi thành phần thuốc: Một số người có gen di truyền da dầu từ những người lớn trong gia đình. Một số khác thì da bị bóng dầu do các thành phần của thuốc ảnh hưởng tới nội tiết tố.
Các Bước Skincare Cho Da Dầu Theo Từng Tình Trạng Da
Để cải thiện tình trạng da, hạn chế đổ dầu, lên mụn, bạn nên duy trì thói quen skincare hàng ngày. Dưới đây là các bước skincare cho da dầu chi tiết theo tình trạng da dầu.
Bước 1: Tẩy Trang

Tẩy trang là bước nên làm hàng ngày
Da dầu mụn nhạy cảm
- Chọn sản phẩm dịu nhẹ, không chứa cồn hay các thành phần gây kích ứng
- Ưu tiên chọn dạng nước có chứa nhiều thành phần tự nhiên, lành tính
Da dầu lỗ chân lông to
- Nên chọn dạng dầu hoặc dầu kết hợp với nước
- Ưu tiên những loại chứa chiết xuất tự nhiên như dầu oliu, dầu quả bơ, dầu hoa cúc…để dễ dàng massage làm tan dầu thừa, bã nhờn bụi bẩn dưới da, cũng làm se khít các lỗ chân lông
Da dầu mụn ẩn
- Nên chọn dạng dầu, sáp, dầu nước kết hợp
- Ưu tiên các thành phần tự nhiên lành tính, không chứa các chất kích ứng
Da dầu mụn thâm
- Dễ dàng chọn dạng nước, dầu hoặc sáp
- Ưu tiên các loại có nhiều dưỡng chất giúp làm sạch và sáng da, cấp ẩm
Bước 2: Rửa Mặt

Khi rửa mặt nên massage nhẹ nhàng
Da dầu mụn nhạy cảm
- Chọn loại nhiều bọt mịn, dạng kem hoặc tạo bọt sẵn để loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn trên da dễ dàng
- Tránh sản phẩm chứa nhiều kiềm và hương liệu để hạn chế kích ứng và hình thành mụn
Da dầu lỗ chân lông to
- Chọn các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính, dạng gel hoặc dạng bọt
- Có công thức double hoặc triple cleansing và độ pH 5 – 6
Da dầu mụn ẩn
- Chọn loại giống với da có lỗ chân lông to, mục đích làm sạch sâu và thông thoáng da của bạn
Da dầu mụn thâm
- Ưu tiên loại dễ tạo bọt như dạng kem, dạng mousse hoặc chai tạo bọt sẵn
- Lớp bọt mịn giúp dễ dàng lấy đi cặn bẩn ở sâu bên trong lỗ chân lông và giúp da sáng sạch hơn
Bước 3: Tẩy Da Chết 2 Lần/Tuần

Tẩy da chết chỉ nên thực hiện 2 lần/tuần
Da dầu mụn nhạy cảm
- Chọn loại dịu nhẹ nhất như miếng bông thấm sẵn toner
- Chỉ nên tẩy da chết 1 – 2 lần/tuần
- Không nên dùng dạng hạt to chà xát lên da gây tổn thương
Da dầu lỗ chân lông to
- Nên dùng những loại tẩy da chết dạng kỳ, dạng hóa học
- Massage nhẹ nhàng, lưu ý tránh chà xát mạnh
- Tần suất tối đa là 2 lần mỗi tuần
Da dầu mụn ẩn
- Dùng dạng hạt giúp tẩy sạch các bã nhờn và cặn bẩn tích tụ trong da
- Chỉ nên massage nhẹ nhàng, không chà mạnh làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da
- Có thể dùng dạng hóa học giúp cải thiện tình trạng lỗ chân lông
Da dầu mụn thâm
- Ưu tiên dùng dạng tẩy da chết hóa học giúp làm sáng da
- Chỉ nên để dung dịch tẩy da chết trên da tối đa là 10 phút
- Có thể dùng dạng hạt mịn kèm theo các chất như vitamin C giúp sáng da mờ thâm
Bước 4: Dùng Toner
Sử dụng toner cũng là một trong các bước skincare cho da dầu mụn ẩn, thâm mụn và nhạy cảm hiệu quả. Nước hoa hồng hay toner không những giúp cân bằng độ pH cho da, cung cấp thêm một lượng ẩm vừa phải sau bước rửa mặt mà còn giúp da được sạch hơn. Ngoài ra, toner cũng giúp da hấp thụ các bước dưỡng sau tốt hơn.

Toner giúp cân bằng độ pH cho da dầu mụn
Những bạn có làn da dầu mụn lưu ý tránh xa các loại toner chứa cồn hay hương liệu quá mạnh. Bạn nên dùng toner hai lần chia đều cho hai buổi sáng và tối. Trong những ngày nắng nóng hoặc phải làm việc ngoài trời quá lâu, bạn có thể dùng thêm toner dạng xịt để da được sạch sẽ, thông thoáng hơn.
Bước 5: Dùng Sản Phẩm Đặc Trị

Da dầu mụn cần các loại tinh chất đặc trị lành tính
Da dầu mụn nhạy cảm
- Ưu tiên các loại serum, essence hoặc ampoule có chứa tinh chất thiên nhiên như rau má, dịch chiết ốc sên, dầu quả bơ, tinh chất hoa cúc, ngải cứu…
- Không dùng các loại treatment quá mạnh (khoảng từ 5% trở lên)
- Nên chọn tinh chất gốc nước để dễ thẩm thấu vào da giúp phục hồi lớp màng bảo vệ khiến da khỏe hơn
Da dầu mụn ẩn
- Nên dùng các loại tinh chất chứa Vitamin B3, B5, rau má, ngải cứu…giúp da thông thoáng, cải thiện tình trạng sưng viêm và hạn chế phát sinh thêm mụn ẩn
- Ưu tiên các tinh chất gốc nước
- Tránh dùng những loại có hương liệu nhân tạo quá mạnh khiến da kích ứng
Da dầu mụn thâm
- Nên chọn các loại tinh chất làm sáng da mờ thâm như hoa cúc, rau má, vitamin B3, B5, C…
- Ưu tiên dùng Vitamin C vào ban ngày để kết hợp cùng kem chống nắng, nâng cao hiệu quả bảo vệ cho da
Bước 6: Dùng Mặt Nạ

Da dầu mụn nên kết thân với mặt nạ đất sét
Da dầu mụn nhạy cảm
- Nên dùng các loại mặt nạ dịu nhẹ với thành phần như sữa chua, dưa leo, chuối, bơ, hoa cúc…
- Để mặt nạ trên da khoảng 10 – 20 phút tùy từng loại, tránh để quá lâu
- Nên rửa lại với nước ấm, giúp da hồi phục dễ dàng hơn
Da dầu lỗ chân lông to
- Nên ưu tiên các loại mặt nạ đất sét giúp se khít lỗ chân lông và hút các cặn bẩn, dầu thừa trong da
- Nên làm ấm da bằng nước ấm trước khi đắp mặt nạ để lỗ chân lông mở ra
- Sau khi đắp xong nên rửa mặt lại bằng nước lạnh hoặc nước hơi ấm giúp lỗ chân lông se lại
Da dầu mụn ẩn
- Nên dùng các loại mặt nạ chứa chanh, mật ong, ngải cứu, rau má… giúp kháng khuẩn tốt, kích thích mụn ẩn nhanh trồi lên
- Tránh dùng những loại có hương liệu mạnh hoặc có cồn
Da dầu mụn thâm
- Sử dụng các loại mặt nạ chứa sữa chua, nha đam, mật ong, chanh, quýt…
- Giúp làm sáng, phục hồi và chống viêm nhiễm cho da
Bước 7: Dưỡng Ẩm

Da dầu không nên bỏ qua bước dưỡng ẩm
Da dầu mụn nhạy cảm
- Chọn kem dưỡng dạng gel hoặc kem mỏng nhẹ, thấm nhanh
- Ưu tiên các thành phần chứa nhiều Vitamin, Peptide, Probiotic… giúp cấp ẩm, chống viêm, dưỡng sáng da
Da dầu lỗ chân lông to
- Có thể dùng dạng sữa, gel hoặc dạng kem dịu nhẹ thấm nhanh
- Ưu tiên các thành phần lành tính, thiên nhiên, không chứa cồn và hương liệu gây kích ứng
Da dầu mụn ẩn
- Dùng các sản phẩm dạng sữa, dạng kem mỏng nhẹ
- Thấm nhanh, dưỡng ẩm tốt giúp da đủ nước, giảm tiết dầu nhờn, tránh bít tắc lỗ chân lông gây thêm mụn đầu đen, mụn trứng cá
Da dầu mụn thâm
- Chọn sản phẩm dạng kem, dạng gel có chứa các tinh chất thiên nhiên
- Ưu tiên loại có tinh dầu tầm xuân, Vitamin B3, B5, rau má…để cải thiện sẹo và thâm mụn
Bước 8: Thoa Kem Chống Nắng (Buổi Sáng)
Các bước skincare cho da dầu không thể thiếu kem chống nắng. Trên thị trường có không ít các loại kem chống nắng. Với những bạn da dễ nổi mụn và tiết dầu thì nên dùng các loại kem chống nắng thấm nhanh, không để lại vệt trắng, có lớp finish lì mịn, khô ráo.
Bạn nên bôi kem chống nắng vào bước sau cùng của quy trình chăm sóc da buổi sáng và lưu ý bôi trước khi ra ngoài 15 – 20 phút. Trong ngày, nếu bạn phải ra ngoài trời hoặc tiếp xúc lâu với ánh nắng thì nên bôi lại để duy trì lớp bảo vệ da trước tia cực tím có hại.

Kem chống nắng nên bôi mỗi sáng
Hướng dẫn chăm sóc da dầu đúng cách
Những Lưu Ý Cần Nhớ Khi Chăm Sóc Cho Da Dầu Mụn
Làn da dầu mụn là loại da khó chăm sóc nhất. Để da khỏe lên, sáng đẹp và kiểm soát được lượng dầu bài tiết, bạn nên lưu ý một số điều sau đây.
Hạn chế sờ tay lên mặt

Bạn nên hạn chế sờ tay lên mặt
Bàn tay chúng ta hàng ngày phải cầm nắm rất nhiều thứ mà không phải lúc nào cũng rửa thường xuyên nên là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Việc bạn sờ tay lên mặt sẽ khiến da mặt nổi mụn nhiều hơn. Đặc biệt việc nặn mụn không đúng cách, không vệ sinh có thể dẫn đến sưng đau, gây ra khó khăn trong giao tiếp và làm bạn mất tự tin.
Không chà xát mạnh khi chăm sóc da
Dù là bước tẩy da chết, rửa mặt hay bôi kem, bạn cũng nên massage nhẹ nhàng. Việc chà xát quá mạnh sẽ không khiến da sạch hơn hay kem thấm nhanh hơn, mà chỉ khiến da tổn thương, dễ kích ứng, chảy xệ. Đặc biệt việc này còn khiến cho tình trạng mụn trầm trọng hơn nữa.
Xông hơi cho da
Những bạn có làn da dầu mụn, lỗ chân lông to nên thực hiện việc xông hơi khoảng 2 – 3 lần mỗi tháng. Việc xông hơi giúp kích thích tuần hoàn máu cho da, giúp tăng sinh collagen và khiến da khỏe đẹp hơn.

Việc xông hơi mặt rất hữu ích cho làn da dầu
Bạn nên thực hiện bước này sau khi tẩy trang và rửa mặt, dùng nước sạch cho thêm vài giọt tinh dầu như chanh, hương nhu, phong lữ, oải hương…
Thay đổi thói quen sống
Bạn nên rửa mặt nhiều nhất 2 lần mỗi ngày, tránh lạm dụng việc này. Rửa mặt nhiều quá không giúp da sạch hơn mà chỉ làm bào mòn da, khiến da tiết dầu nhiều hơn và dễ bị mụn.

Bạn nên thay vỏ gối thường xuyên
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay khăn tắm, khăn mặt sau khoảng 2 – 3 ngày sử dụng. Vỏ gối cũng nên giặt sạch và thay đổi ít nhất mỗi tuần 1 lần vì đây là nơi dễ tích tụ vi khuẩn và tiếp xúc với da mặt bạn trong thời gian dài.
Sau khi tập thể dục hoặc làm việc ngoài trời, bạn cũng nên rửa mặt sạch, tránh để mồ hôi lẫn bụi bẩn làm bít tắc lỗ chân lông gây mụn.
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Uống đủ lượng nước là việc cần thiết nên làm mỗi ngày. Thêm vào đó, để làn da bớt dầu mụn, bạn nên tránh những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng và hạn chế nước ngọt, đồ ngọt. Bạn nên bổ sung thêm nhiều rau củ, hoa quả để tốt cho da hơn.
Những câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng da dầu mụn?
- Skincare sai cách
- Ăn nhiều đồ cay nóng mà không bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Căng thẳng, stress lâu ngày
- Gen di truyền
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc
Chăm sóc da dầu mụn cần lưu ý điều gì?
- Hạn chế sờ tay lên da mặt
- Massage nhẹ nhàng da mặt khi thực hiện skincare
- Xông hơi 2-3 lần/ tháng để thu nhỏ lỗ chân lông
- Thay ra giường, vỏ gối thường xuyên để hạn chế vi khuẩn bám vào
- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng
Da dầu có cần dưỡng ẩm không?
Bạn cần dưỡng ẩm cho da kể cả khi da dầu và có mụn. Kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần dưỡng ẩm có tác dụng tạo thành một lớp màng bảo vệ và giữ nước trong da.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã nắm được các bước skincare cho dầu. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công vào quy trình chăm da mỗi ngày của mình để có được làn da khỏe mạnh, sáng mịn hơn.